Google Search Console Google Analytics

Một số mẹo dùng vultr

Để hạn chế việc bị veri tài khoản, nên dùng theo hướng dẫn dưới:

  1. Mỗi thiết bị nên sài duy nhất một tài khoản, có thể tạo 1 vps và login trên đó.
  2. Không nên để trống tên VPS khi tạo, có thể ghi tên tùy ý.
  3. Nếu bạn tạo VPS bằng file ISO, CPU của VPS sẽ tăng cao trong khoảng 30 phút đầu do việc cập nhật .NET Framework, hãy chờ quá trình cập nhật hoàn tất trước khi sử dụng VPS.
  4. Nếu sử dụng nhiều tài khoản, không nên từ xa đăng nhập vào nhiều VPS cùng một lúc. Hãy hoàn thành công việc trên tài khoản hiện tại trước khi chuyển sang tài khoản khác.
  5. Mỗi ngày, nên tạo khoảng 2 VPS và tiếp tục tạo VPS vào ngày tiếp theo (sau khi tạo xong 1 VPS, tiếp tục tạo 1 VPS khác).
  6. Không nên tạo quá 2 VPS mỗi ngày nếu muốn tạo từ 4-8 VPS với cấu hình này.
  7. Không nên tạo và xóa VPS liên tục.
  8. Không sử dụng VPS để đào coin, quét SSH, tấn công DDoS, CPU luôn hoạt động trên 80%.
  9. Không nên sử dụng VPS để tạo proxy trừ khi bạn có hiểu biết về cách làm, vì Vultr có các quy định cấm mở các cổng để tạo proxy (nếu cần proxy, hãy liên hệ với tôi).
  10. Khi đã sử dụng hết tiền trong tài khoản (tài khoản có số dư 0$ hoặc số dư âm), hãy lưu ý:
    • Hạn chế khởi động lại VPS và đăng nhập vào tài khoản.
    • Không tạo VPS mới hoặc xóa VPS, vì có nguy cơ mất tài khoản cao trong thời điểm này.
    • Tiếp tục sử dụng VPS như bình thường, khi tài khoản bị mất thì bỏ qua.

Dưới đây là một số mẹo hữu ích:

  • Sử dụng trang web http://tinyinstaller.top/: Phương pháp này rất đơn giản, chỉ cần tạo Ubuntu và sao chép lệnh để chạy. Có hướng dẫn trên YouTube.
  • Nên sử dụng file ISO để cài đặt Windows vì nó rẻ hơn (giá sẽ tính như Linux). Bạn có thể lấy file ISO trên trang web này: https://hocvps.com/windows-iso-vultr/.
  • Nếu tất cả các VPS bạn tạo đều chạy cùng một công cụ, chỉ cần tạo 1 VPS đầu tiên, thiết lập đầy đủ công việc trên đó. Sau đó, tạo bản snapshot từ VPS này và tạo các VPS sau từ snapshot này, các VPS mới sẽ giống như VPS ban đầu đã được thiết lập.
  • Khi cài đặt Windows từ file ISO, hãy nhớ tài khoản người dùng và mật khẩu đã thiết lập để đăng nhập vào tài khoản. Sau khi cài đặt xong, tắt tường lửa và bật từ xa trên VPS.
  • Nên thay đổi cổng của VPS để tránh lỗi "Remote Desktop Connection An internal error has occurred"sau này hoặc nếu đang gặp phải vấn đề này. Bạn có thể làm theo hướng dẫn này để thay đổi cổng VPS: https://support.cloudzone.vn/knowledge-base/huong-dan-doi-port-remote-desktop-tren-windows-server-2012/ (Hãy ghi nhớ cổng mới và lưu lại. Cổng nên nhỏ hơn 65000 và tránh sử dụng các cổng mặc định. Đối với Windows 10 hoặc Windows Server 2016, hãy chạy PowerShell với quyền quản trị). 

Mọi người cần nguyên liệu tham khảo web: duyanmmo.com nhé